Sẽ không tồn tại một con số chính xác 100% nào.
Tuy nhiên ở đây chúng tôi cố gắng đưa ra một vài con số dựa trên 1 công thức:
Kết quả cho thấy: (Tất cả các con số đều được làm tròn) Tính đến tháng 9 năm 2009 ở Việt Nam:
Có một nửa số gia đình[1] có nhiều hơn và một nửa gia đình có ít hơn 44 triệu đồng (bao gồm tiền và các tài sản tương đương tiền (vàng, bạc, đá quý, chứng khoán,... )).
Cứ 6 gia đình thì có 1 gia đình có từ 200 triệu trở lên.
Cứ 132 gia đình thì có 1 gia đình có từ 1 tỷ trở lên.
Cứ 3100 gia đình thì có 1 gia đình có từ 5 tỷ trở lên.
Cứ 9400 gia đình thì có 1 gia đình có từ 10 tỷ trở lên.
Việt Nam có khoảng 26 triệu hộ gia đình (số liệu của Tổng cục thống kê), như vậy, Việt Nam có 200 nghìn gia đình tỷ phú[2], tương ứng có khoảng 660 nghìn người là thành viên của 1 gia đình tỷ phú.
Những con số trên có ý nghĩa trong việc xác định vị trí của mỗi gia đình trong tổng thể Xã Hội.
Một con số khác cũng đáng lưu tâm đó là trung bình một người và gia đình của mình mất khoảng từ 17 đến 19 năm để trở thành tỷ phú. Không tính các chi phí như tiền ăn, ở, mua sắm đồ đạc, trang thiết bị, phương tiện giao thông,... bỏ ra để duy trì cuộc sống trong suốt thời gian nói trên, chỉ tính tài sản bằng tiền hoặc có thể rất dễ đổi ra tiền như vàng, bac, đá quý, chứng khoán, ...
[1]Gia đình: Nếu xem xét tỉ mỉ hơn 1 bậc, có thể thấy tồn tại sự bất bình đẳng giữa 1 gia đình mới thành lập và 1 gia đình đã thành lập lâu hơn. Khoảng cách có thể là rất đáng kể giữa 1 gia đình tồn tại dưới 5 năm và một gia đình đã tồn tại trên 20 năm. Trong trường hợp này thì khái niệm tiền tích lũy được hàng năm thường có tính chính xác cao hơn trong việc so sánh.
Ví dụ: một gia đình tiết kiệm được trung bình 40 triệu/1 năm và đã thành lập được 4 năm tuy có tổng số tiền hiện tại ít hơn 1 gia đình đã tồn tại 10 năm nhưng mỗi năm chỉ tích lũy được 20 triệu. Khả năng về tốc độ tích lũy và khả năng về tương lai của gia đình trẻ hơn rõ ràng là tươi sáng hơn rõ rệt so với gia đình già hơn.
[2]Tỷ phú: là khái niệm chỉ những người có từ 1 tỷ đồng trở lên và được Xã hội Việt Nam hiện tại công nhận rộng rãi để chỉ một người giàu có.
Tuy nhiên điều này có thể là không đúng hẳn nếu xem xét ở mức độ tỉ mỉ hơn 1 bậc. Vì, có thể những người tạm gọi là giàu có này chưa có nhà mà vẫn phải đi thuê, có thể những số tiền này cần thiết phải được dùng để mua nhà cho con cái trưởng thành đã đến tuổi lập gia đình... và tất cả đều chưa tính đến những rủi ro về kinh doanh, những khoản nợ, những sự vi phạm luật pháp như tham nhũng, buôn lậu,... tồn tại khá nhiều trong Xã hội Việt Nam.