Chỉ số EQ - trí tuệ cảm xúc


Trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence - EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (emotional intelligence quotient - EQ)[1] của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng (trong trường hợp của mô hình tính cách về trí tuệ xúc cảm) hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc[1]. Trí tuệ xúc cảm là nhánh nghiên cứu tương đối mới của ngành tâm lý học. Do đó, định nghĩa về trí tuệ xúc cảm không ngừng thay đổi.



[sửa]Nguồn gốc

Nguồn gốc sâu xa nhất của trí tuệ cảm xúc có thể truy ngược về việc Darwin nghiên cứu về tầm quan trọng của sự diễn đạt cảm xúc của các cá thể trong quá trình chọn lọc tự nhiên và các thay đổi thích nghi[2] Vào những năm 1900, mặc dù các định nghĩa truyền thống về trí tuệ nhấn mạnh tới yếu tố nhận thức như là trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề, nhiều nhà khoa học có ảnh hưởng trong lĩnh vực trí nghiên cứu trí tuệ đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của khía cạnh "ngoài nhận thức" (non-cognitive). Ví dụ như ngay từ những năm 1920, E. L. Thorndike, đã sử dụng khái niệm "hiểu biết xã hội" để miêu tả kỹ năng hiểu và quản lý người khác.[3]

Tương tự, năm 1940 David Wechsler đã miêu tả ảnh hưởng của yếu tố không hiểu biết tới các ứng xử thông minh, và chứng tỏ xa hơn rằng các mô hình của chúng ta về sự thông minh vẫn chưa hoàn thiện cho tới khi chúng ta có thể miêu tả thích đáng các yếu tố này. Năm 1983, trong cuốn Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences (Những cơ cấu của nhận thức: Lý thuyết về thông minh bội) [4] của Howard Gardner đã giới thiệu về ý tưởng về những thông minh bội mà trong đó bao gồm "Trí tuệ giữa các cá nhân" (khả năng hiểu những ý định, động cơ và mong muốn của người khác) và "Trí tuệ trong cá nhân" (khả năng hiểu ai đó, tán đồng cảm nhận của người đó, cảm giác sợ hãi và động cơ thúc đẩy). Trong quan sát của Gardner, các kiểu trí tuệ truyền thống như IQ, không thể giải thích một cách đầy đủ khả năng nhận thức của con người.[5] Vì vậy thậm chí với những tên cho trước đến những khái niệm biến đổi, đều có một tin tưởng chung rằng những định nghĩa truyền thống về trí tuệ đang thiếu khả năng giải thích những kết quả trước đó.

Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Trí tuệ xúc cảm (TTXC) trong luận văn tiến sỹ của anh: "Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm" vào năm 1985.[6] Tuy nhiên, thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó Leuner (1966). Greenspan (1989) cũng đồng thời đề xuất mô hình TTXC này năm 1985, nối tiếp bởi Salovey và Mayer (1990), và Goleman (1995).

[sửa]Định nghĩa

Có rất nhiều tranh luận về định nghĩa của TTXC khi xem xét thuật ngữ và cả các hoạt động. Tiên phong là Salovey và Mayer (1990) đã định nghĩa TTXC là "khả năng giám sát cảm giác và xúc cảm của một người nào đó và những người khác, phân biệt giữa họ và sử dụng thông tin này để dẫn dắt suy nghĩ và hành động của người đó". [7]

Mặc dù với định nghĩa sớm này, vẫn có sự nhầm lẫn khi xem xét nghĩa chính xác của cách xây dựng này. Các định nghĩa thường quá biến hóa, và các lĩnh vực cũng lớn mạnh rất nhanh, các nhà nghiên cứu thường xuyên thay đổi các định nghĩa.[8] Hiện tại, có ba mô hình TTXC chính:

  • Các mô hình về khả năng TTXC
  • Các mô hình hỗn hợp về TTXC
  • Mô hình đặc thù TTXC

[sửa]Các mô hình

[sửa]Mô hình về khả năng Trí tuệ xúc cảm

Nhận thức của Salovey và Mayer về TTXC đạt được khi định nghĩa TTXC bên trong những phạm vi của những tiêu chí cho một loại Trí tuệ mới. Theo những nghiên cứu liên tục của họ, định nghĩa ban đầu về TTXC được sủa đổi thành: "Khả năng tiếp nhận cảm xúc, tích hợp cảm xúc để làm thuận tiện việc suy nghĩ, hiểu và đièu chỉnh các cảm xúc cho việc xúc tiến sự phát triển cá nhân".

Quan điểm của mô hình khả năng TTXC như các nguồn thông tin hữu dụng mà có giúp ai đó có ý nghĩa và thông qua môi trường xã hội.[9] Mô hình đề xuất các cá thể có thể thay đổi trong khả năng của họ để xử lý thông tin của một xúc cảm tự nhiên và trong khả năng của họ liên quan đến việc xử lý cảm xúc để cung cấp một nhận thức sâu rộng hơn. Khả năng này được nhìn nhận như tự biểu hiện trong một vài hành vi thích hợp. Mô hình đề xuất TTXC bao gồm 4 loại khả năng:

  1. Tiếp nhận cảm xúc - khả năng phát hiện giải mã các cảm xúc trên gương mặt, tranh ảnh, giọng nói và các giả tạo văn hóa (cultural artifact). Tiếp nhận cảm xúc đại diện cho một khía cạnh của TTXC, như là nó làm cho tất cả các xử lý thông tin cảm xúc khác trở thành có thể.
  2. Sử dụng cảm xúc - khả năng khai thác các cảm xúc để thuận tiện cho nhiều hành vi nhận thức, như là nghĩ và giải quyết vấn đề. Trí tuệ cảm xúc cá nhân có thể tích lũy đầy đủ ngay lúc người ta thay đổi tâm trạng để phù hợp trực tiếp nhất với công việc.
  3. Hiểu cảm xúc - khả năng thấu hiểu các ngôn ngữ cảm xúc, hiểu rõ các mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc. Ví dụ như hiểu cảm xúc hoàn thiện khả năng nhạy bén trước các thay đổi rất nhỏ giữa các cảm xúc, và khả năng nhận biết và mô tả các cảm xúc tiến hóa theo thời gian.
  4. Quản lý cảm xúc - khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác. Vì vậy, TTXC cá nhân có khai thác các cảm xúc, thậm chí cả những cảm xúc tiêu cực, và quản lý chúng để đạt được mục tiêu đã định.

Mô hình này bị chỉ trích trong nghiên cứu là thiếu hiệu lực trực diện và tiên đoán.[10]

[sửa]Các mô hình hỗn hợp của TTXC

[sửa]Mô hình Cảm xúc Năng lực (Goleman)

Mô hình giới thiệu bởi Daniel Goleman [11] tập trung về TTXC như là mảng sâu rộng các năng lực và kỹ năng điều khiển hiệu suất lãnh đạo. Mô hình của Goleman phác thảo 4 cách xây dựng TTXC chính:

  1. Tự nhận thức — khả năng đọc các cảm xúc và nhận ra ảnh hưởng của họ khi sử dụng cảm nhận Gut để hướng đến các quyết định.
  2. Tự quản lý — bao gồm điều khiển các cảm xúc, kích thích và thích nghi để thay đổi hoàn cảnh.
  3. Nhận thức xã hội — khả năng cảm nhận, hiểu và phản ứng với các cảm xúc của người khác khi nhận thức mạng xã hội.
  4. Quản lý mối quan hệ — khả năng truyền cảm hứng, gây ảnh hưởng và phát triển các kỹ năng khác khi quản lý xung đột.

Goleman bao hàm một tập các năng lực cảm xúc bên trong mỗi cách xây dụng TTXC. Các năng lực cảm xúc không phải là các tài năng bẩm sinh, mà là các khả năng học được, phải được đào tạo liên tục, phát triển và đạt đến hiệu năng nổi trội. Goleman thừa nhận rằng các cá thể được sinh ra với các TTXC chung có khả năng xác định được các khả nãng tiềm tàng cho việc học hỏi các kỹ năng xúc cảm.[12] Mô hình của Goleman bị chỉ trích chỉ là tâm lý bình dân. (Mayer, Roberts, & Barsade, 2008).

[sửa]Mô hình TTXC tính cách

Petrides và đồng nghiệp. (2000a, 2004, 2007) đã đề nghị phân chia khái niệm giữa mô hình khả năng và mô hình dựa trên tính cách của TTXC.[13] TTXC tính cách là "một chùm sao của các tri giác bản thân liên đới xúc cảm, định vị tại tầng thấp hơn của tính cách". Trong phạm vi hẹp, TTXC đặc điểm chỉ đến tri giác bản thân của một cá thể về các khả năng cảm xúc của họ. Định nghĩa này về TTXC bao gồm các cách sắp đặt hành vi và khả năng tự cảm nhận và được đo bởi báo cáo bản thân (self report), đối lập với mô hình dựa khả năng, đã được chứng minh là đề kháng cao với các phương pháp đo khoa học. TTXC đặc điểm cần được nghiên cứu bên trong khung cảnh của tính cách.[14] Một danh hiệu thay thế cho cùng cách xây dựng là hiệu quả bản thân về xúc cảm tính cách.

Mô hình tính cách TTXC là khái quát và là sự lắp ghép của mô hình Goleman và các mô hình ngoại lệ (Bar-On).

Khái niệm hóa về TTXC như là các tính cách cá nhân dẫn đến việc xây dựng những khả năng phép phân loại ngoài nhận thức của con người. Đây là cách phân biệt quan trọng như hướng thẳng đến các thao tác hóa của việc xây dựng lý thuyết và giả thuyết đã được phát biểu.

[sửa]Phê bình

[sửa]TTXC định nghĩa quá rộng và các định nghĩa của nó không ổn định

Một trong những lập luận chống lại tính đúng đắn lý thuyết của khái niệm gợi ý rằng thay đổi liên tục và mở rộng những định nghĩa - sẽ bao hàm vô số các yếu tố không liên quan - đã nêu ra một khái niệm khó hiểu.

"Cái gi là yếu tố chung hoặc tích hợp trong khái niệm được bao hàm: nội quan về cảm xúc, diễn đạt biểu cảm, giao tiếp không mô thức với những cái khác, sự thấu cảm, tự điều chỉnh, tính quy hoạch, suy nghĩ sáng tạo và hướng chú ý? Không có gi cả"."[15]

Những chỉ trích khác của Landy [16] đề cập rằng không có ổn định nào về các khái niệm và các phương pháp đo, siêu phân tích rất khó để thực hiện và lý thuyết nhất quán thì gần như bất lợi vi ảnh hưởng của sự thiếu ổn định.

[sửa]TTXC không được thừa nhận là một loại trí thông minh

Các phác thảo sớm của Goleman đã bị chỉ trích là thừa nhận rằng TTXC là một kiểu trí thông minh. Eysenck viết rằng mô tả của Goleman về TTXC hàm chứa các giả định về trí thông minh nói chung và rằng nó thậm chí vẫn đối nghịch với cái mà các nhà nghiên cứu phải kỳ vọng khi nghiên cứu các dạng thông minh:

"Goleman ví dụ hóa rõ ràng hơn tất cả các điều ngớ ngẩn căn bản khác về xu hướng phân loại hầu hết bất kỳ hành vi nào đều như một kiểu 'thông minh'... Nếu năm khả năng định nghĩa 'TTXC', chúng ta có thể kỳ vọng vài điều hiển nhiên rằng chúng đã quá tương quan; Goleman thừa nhận rằng chúng có thể không liên qua, và trong mọi trường hợp rằng nếu chúng ta không thể cân đo đong đếm, làm thế nào chúng ta biết được rằng chúng có liên quan? Vì vậy toàn bộ lý thuyết được xây dựng trên một nền móng không vững chắc: không có sự đúng đắn của khoa học căn bản".

Tương tự, Locke (2005) [15] nêu lên rằng khái niệm của TTXC ngay trong bản thân nó là một giải thích sai lầm về xây dựng trí thông minh và anh ta đề nghị một cách diễn đạt khác: nó không phải là một kiêu hay dạng khác của trí thông minh, nhung trí thông minh--khả năng nắm đượctrừu tượng hóa--ứng dụng như một lãnh vực đặc thù của đời sống: các cảm xúc. Ông gợi ý rằng khái niệm có thể được đặt tên lại và tham chiếu như là một kỹ năng.

[sửa]TTXC không có giá trị tiên đoán thực tế

Landy (2005)[16] đã xác nhận rằng chỉ có vài nghiên cứu tích lũy hợp lý về TTXC đã chứng minh rằng nó chỉ thêm vào rất ít hay không có giải thích hoặc tiên đoán về các kết quả chung (hâu hết các thành công hàn lâm nổi tiếng). Landy đề xuất rằng lý do mà các nghiên cứu đã tìm thấy một lượng tăng nhỏ trong hiệu lực tiên đoán là trong thực tế, một phương pháp luận ngụy biện -các xem xét không đầy đủ về các giải thích thay thế:

"TTXC được so sánh và tương phản với một phép đo của trừu tượng hóa trí tuệ với một phép đo tính cách hoặc với một phép đo tính cách nhưng không có trí tuệ hàn lâm" Landy (2005)

Để đồng ý với gợi ý này, những nhà nghiên cứu khác đã nêu lên các liên qua về mở rộng tới cái gọi là các phép đo TTXC tự nhận thức, tương quan với thứ nguyên tính cách. Nói chung, các phép đo TTXC tự nhận thức là hội tụ bởi vì chúng đều có nội dung là đo tính cách và bởi vì chúng đều được đo trong các hình thức tự nhận thức.[17] Đặc biệt, xuất hiện hai đại lượng trong năm nhân cách chính nổi bật hẳn lên như là tự báo cáo bản thân một cách liên quan nhất như tâm thần hoặc hướng ngoại. Đặc biệt, thuyết thân kinh liên quan đến các cảm xúc tiêu cực như là lo lắng. Bằng trực giác, mỗi cá thể ghi lại điểm cao nhất trên thân kinh như là ghi điểm thấp nhất trên phương pháp tự đo TTXC.

Các cách hiểu sự tương quan giữa các TTXC tự báo và các tính cách biên đổi và không nhất quán. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng các tương quan trong khoang .40 tạo nên hoàn toàn nhưng dư thừa,[18] trong khi những người khác gợi ý răng TTXC tự báo là một tính cách ngay trong bản thân nó.[13]

[sửa]Ghi chú và tham khảo

  1. ^ Bradberry, Travis and Greaves, Jean. (2005). The Emotional Intelligence Quick Book. New York: Simon and Schuster. (ISBN: 0743273265)
  2. ^ Bar-On, R. (2006). The Bar-On model of emotional-social intelligence (ESI). Psicothema, 18 , supl., 13-25.
  3. ^ Thorndike, R.K. (1920). "Intelligence and Its Uses", Harper's Magazine 140, 227-335.
  4. ^ Gardner, H. (1983). Frames of mind. New York: Basic Books.
  5. ^ Smith, M. K. (2002) "Howard Gardner and multiple intelligences", the encyclopedia of informal education, Downloaded fromhttp://www.infed.org/thinkers/gardner.htm on October 31, 2005.
  6. ^ Payne, W.L. (1983/1986). A study of emotion: developing emotional intelligence; self integration; relating to fear, pain and desire. Dissertation Abstracts International, 47, p. 203A. (University microfilms No. AAC 8605928)
  7. ^ Salovey, P. & Mayer, J.D. (1990) "Emotional intelligence" Imagination, Cognition, and Personality, 9, 185-211
  8. ^ Dulewicz V & Higgs M. (2000). Emotional intelligence – A review and evaluation study. Journal of Managerial Psychology 15 (4), 341 – 372
  9. ^ Salovey P and Grewal D (2005) The Science of Emotional Intelligence. Current directions in psychological science, Volume14 -6
  10. ^ Bradberry, T. and Su, L. (2006). Ability-versus skill-based assessment of emotional intelligence, Psicothema, Vol. 18, supl., pp. 59-66. [http://www.psicothema.com/pdf/3277.pdf
  11. ^ Goleman, D. (1998). Working with emotional intelligence. New York: Bantam Books
  12. ^ Boyatzis, R., Goleman, D., & Rhee, K. (2000). Clustering competence in emotional intelligence: insights from the emotional competence inventory (ECI). In R. Bar-On & J.D.A. Parker (eds.): Handbook of emotional intelligence (pp. 343-362). San Francisco: Jossey-Bass.
  13. a b Petrides, K. V. & Furnham, A. (2000a). On the dimensional structure of emotional intelligence. Personality and Individual Differences, 29, 313-320
  14. ^ Petrides, K. V. & Furnham, A. (2001). Trait emotional intelligence: Psychometric investigation with reference to established trait taxonomies. European Journal of Personality, 15, 425-448
  15. a b Locke, E.A. (2005). Why emotional intelligence is an invalid concept. Journal of Organizational Behavior, 26, 425-431.
  16. a b Landy, F.J. (2005). Some historical and scientific issues related to research on emotional intelligence. Journal of Organizational Behavior, 26, 411-424.
  17. ^ MacCann, C., Roberts, R.D., Matthews, G., & Zeidner, M. (2004). Consensus scoring and empirical option weighting of performance-based emotional intelligence tests. Personality & Individual Differences, 36, 645-662.
  18. ^ Davies, M., Stankov, L., & Roberts, R. D. (1998). Emotional intelligence: In search of an elusive construct. Journal of Personality and Social Psychology, 75, 989-1015.

 

nguồn Wikipedia

 

[1]Hiện nay chưa tồn tại phương pháp nào được công nhận là xác định được EQ, vì thế cụm từ "chỉ số EQ" có thể là một nghi vấn và chúng ta không thể xác định được chỉ số này là bao nhiêu ở mỗi người .

Các chỉ số suy đoán như SQ (thông minh Xã Hội) cũng là một nghi vấn, vì hiện chưa tồn tại cách xác định "chỉ số" này.  









mensa iq test | mensa test